Nguồn gốc Siêu_cường_quốc

Thuật ngữ "siêu cường" được sử dụng để miêu tả các quốc gia có vị thế lớn hơn vị thế cường quốc ngay từ đầu thập niên 1930, nhưng nó chỉ mang nghĩa đặc trưng để chỉ Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết sau Chiến tranh thế giới thứ hai[8].

Thuật ngữ theo nghĩa chính trị hiện nay đã được đưa ra trong cuốn sách Các Siêu cường do William Thornton Rickert Fox, một giáo sư về chính sách đối ngoại Hoa Kỳ tại Đại học Columbia, viết năm 1943. Fox sử dụng từ này để xác định một phạm trù mới về quyền lực ở mức cao nhất có thể đạt được trong một thế giới theo đó, như cuộc chiến tranh xảy ra khi đó đã chứng minh, các quốc gia có thể thách thức và chiến đấu với nhau trên tầm vóc quốc tế. Theo ông, (ở thời điểm đó) có ba quốc gia siêu cường: Hoa Kỳ, Liên bang Xô viết và Đế chế Anh.

Khủng hoảng Kênh đào Suez đã làm sáng tỏ một điều rằng, Đế chế Anh, về kinh tế đã bị tàn phá sau hai cuộc chiến tranh thế giới, không còn có thể cạnh tranh ở mức độ ngang bằng với Liên bang Xô viết và Hoa Kỳ mà không hy sinh bớt những nỗ lực tái thiết của mình, thậm chí khi cùng cộng tác với PhápIsrael. Vì thế, Anh đã trở thành đồng minh mạnh nhất, thân cận nhất và quan trọng nhất của Hoa Kỳ, luôn sát cánh bên họ trong Chiến tranh Lạnh, chứ không còn tư cách một siêu cường nữa.

Nhờ đa phần các trận đánh trong Chiến tranh thế giới thứ hai đều diễn ra ngoài lãnh thổ của mình, nền công nghiệp Hoa Kỳ không bị phá huỷ, số lượng thương vong không lớn, trái ngược với tình hình của các quốc gia châu Âu hay châu Á. Trong chiến tranh, Hoa Kỳ đã xây dựng được một cơ sở hạ tầng công nghiệp và kỹ thuật vững mạnh có ảnh hưởng lớn giúp nước này có được sức mạnh quân sự hàng đầu trên phạm vi thế giới.

Sau chiến tranh, hầu như toàn bộ châu Âu phải trở thành đồng minh của Hoa Kỳ hoặc Liên bang Xô viết. Dù có những nỗ lực nhằm tạo lập các liên minh đa quốc gia hay các cơ quan luật pháp (như Liên hiệp quốc), dần dần Hoa Kỳ và Liên Xô ngày càng chứng tỏ rõ sức mạnh thống trị về chính trị và kinh tế của họ trong cuộc Chiến tranh Lạnh bắt đầu diễn ra, và họ có cái nhìn rất khác nhau về thế giới thời hậu chiến. Điều này được phản ánh qua các liên minh quân sự là khối NATOKhối Warszawa. Các liên minh này cho thấy hai quốc gia đó là một phần của một thế giới lưỡng cực đang thành hình, trái ngược với thế giới đa cực trước đó. Ngoài hai siêu cường: Hoa Kỳ và Liên Xô, 3 cường quốc hàng đầu là: Anh, Pháp và Trung Quốc cũng đã thực hiện nhiều chương trình nhằm khẳng định vị thế "siêu cường" của riêng họ như chương trình phát triển vũ khí hạt nhân chẳng hạn. Ba cường quốc này đã nắm được vai trò "một bên tham gia trong vũ đài thế giới ", cũng như đứng trong hàng ngũ 5 cường quốc duy nhất sở hữu vũ khí hạt nhân thời điểm đó (Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh, Pháp, Trung Quốc).

Ý tưởng cho rằng thời kỳ Chiến tranh Lạnh chỉ xoay quanh hai khối, hay thậm chí hai quốc gia, đã bị một số học giả thời hậu Chiến tranh Lạnh bác bỏ, họ đã chỉ ra rằng thế giới lưỡng cực chỉ tồn tại nếu ta bỏ qua không quan tâm tới toàn bộ những phong trào và những sự xung đột xảy ra mà không có sự ảnh hưởng từ bất cứ một bên được gọi là siêu cường nào. Hơn nữa, đa số các cuộc xung đột giữa các siêu cường đều là những cuộc "chiến tranh ủy nhiệm", là những sự kiện thường hay xảy ra hơn nhiều so với những vấn đề không can thiệp vốn phức tạp hơn rất nhiều so với những sự đối lập Chiến tranh Lạnh tiêu chuẩn.

Sau khi Liên bang Xô viết giải tán đầu thập niên 1990, thuật ngữ Siêu cường quốc (hyperpower) bắt đầu được áp dụng để chỉ Hoa Kỳ, với vai trò siêu cường duy nhất còn tồn tại sau thời Chiến tranh Lạnh. Thuật ngữ này, được bộ trưởng Ngoại giao Pháp Hubert Védrine đưa ra trong thập niên 1990, tuy nhiên việc xếp hạng Hoa Kỳ như vậy vẫn còn đang gây tranh cãi. Một người phản đối lý thuyết này Samuel P. Huntington, ông ủng hộ lý thuyết cân bằng quyền lực đa cực.

Đã từng có những nỗ lực nhằm áp dụng thuật ngữ siêu cường cho những thực thể trong quá khứ như Đế chế Ba Tư, Đế chế La Mã, Đế chế Anh hay Nhà Hán (Trung Quốc); tuy nhiên giá trị hiệu lực của chúng còn bị tranh cãi, vì thế chúng không được phổ biến rộng rãi.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Siêu_cường_quốc http://theaustralian.news.com.au/story/0,20867,198... http://post.queensu.ca/~nossalk/papers/hyperpower.... http://www.atimes.com/atimes/Middle_East/ED05Ak01.... http://wwwa.britannica.com/eb/article-9342364 http://www.cafebabel.com/fr/article.asp?T=A&Id=136... http://www.capitolhillblue.com/cgi-bin/artman/exec... http://www.globalcpr.com/org/super.html http://www.huffingtonpost.com/jane-smiley/superpow... http://www.io.com/~casburn/blog/archives/2004/01/0... http://www.mineralsuk.com/britmin/wmp_2000_2004.pd...